Trong 5 năm khởi nghiệp,ôgáikhởinghiệpvớibánhtrángnướngtiêuthụhơntấnnăsextop1. chị Hoàng Bảo Trâm (35 tuổi), sáng lập Công ty TNHH 2G (Q.Tân Bình, TP.HCM), đã mang hương vị bánh tráng Đơn Dương (Lâm Đồng) quảng bá khắp cả nước và xuất ngoại với sản lượng tiêu thụ hơn 300 tấn/năm.
Con số kinh doanh ấn tượng
Năm 2018, trong một lần về quê và nhìn đặc sản bánh tráng nướng mắm ruốc của xã Lạc Lâm (H.Đơn Dương, Lâm Đồng) chỉ được để trong những bọc ni lông bán ở lề đường và không nhãn mác, chị Bảo Trâm đã nảy ra ý tưởng khởi nghiệp với món ăn vặt có tuổi đời hơn 15 năm này.
"Bánh tráng Đơn Dương dù là đặc sản ngon nhưng khi bày bán lại không có nhãn mác và chất lượng vệ sinh nên ít được biết đến. Ngoài ra, các hộ dân chủ yếu làm bánh tự phát với phương pháp thô sơ nên kinh doanh không hiệu quả và nhiều người đã bỏ nghề. Vì thế, mình muốn tìm cơ hội phát triển cho đặc sản này", chị Bảo Trâm chia sẻ.
Suốt những năm đầu khởi nghiệp, chị liên tục di chuyển giữa TP.HCM và Lâm Đồng để tiếp cận người dân làng nghề và nghiên cứu thị trường. Con đường khởi nghiệp của chị Trâm khi ấy không được gia đình ủng hộ vì mặt hàng này có quá nhiều rủi ro chứ chưa nói đến việc xây dựng thương hiệu.
Chị cho hay: "Thời tiết ở Lâm Đồng nắng mưa thất thường, hôm nay ngâm bột bánh mà không tráng và phơi ngay lập tức thì coi như lỗ khoảng chục triệu đồng. Việc tiếp cận thị trường cũng rất khó khăn, nhiều hộ gia đình làm thủ công khoảng 1.000 bánh/ngày nhưng không biết cách bảo quản nên việc bị hư hỏng và thiếu hàng liên tục xảy ra".
Để có thêm kiến thức khởi nghiệp, chị Trâm đến nhiều công ty, cơ sở chuyên về sản xuất để học quy trình bảo quản và tìm các loại máy móc phù hợp nhằm hỗ trợ nhiều hộ dân tăng hiệu suất làm bánh tráng. Với sự cải tiến, 1 hộ có thể sản xuất hơn 10.000 bánh tráng/ngày và được phơi trong nhà kính để kiểm soát bụi, tăng độ ẩm đồng đều.
Theo chị Trâm, việc thay đổi tư duy kinh doanh của bà con rất khó vì phương pháp làm truyền thống đã tồn tại hơn chục năm, do đó phải làm sao chứng minh mô hình của mình đạt hiệu quả. "Quy trình làm bánh tráng nếu muốn thay đổi gì dù lớn hay nhỏ thì mình cũng phải ngồi xuống làm cùng bà con để chứng minh tính hiệu quả. Làm việc với người dân phải thật lòng, chân chất thì mới tạo dựng nên mối quan hệ lâu dài", chị Trâm cho hay.
Hiện tại, sản lượng tiêu thụ sản phẩm đạt 300 tấn/năm tương đương 1,5 triệu túi bánh tráng trên cả nước và ở một số quốc gia, như: Nhật Bản, Mỹ, Anh, Úc, Thái Lan, Singapore… Đồng thời đặc sản Đơn Dương cũng có hơn 6.000 điểm bán hàng, siêu thị lớn trên toàn quốc.
Nâng tầm đặc sản quê nhà
Để tăng độ nhận diện, chị Trâm đã mang bánh tráng Đơn Dương đến nhiều hội chợ, cuộc thi về khởi nghiệp nông sản, như: vòng chung kết cuộc thi Khởi nghiệp xanh năm 2023, hội chợ Thương mại quốc tế Việt Nam năm 2023, triển lãm quốc tế ngành lương thực thực phẩm TP.HCM năm 2023…
Nhận xét về mô hình khởi nghiệp của chị Trâm, ông Nguyễn Đức Trí, Phó chủ tịch UBND xã Lạc Lâm (H.Đơn Dương, Lâm Đồng), cho biết: "Trâm là người mang làn gió mới đến với bà con làng nghề khi đã nâng tầm 4 loại bánh tráng Đơn Dương đạt chứng nhận sản phẩm OCOP vào năm 2023. Từ đó, giúp tạo công ăn việc làm cho người dân, quảng bá đặc sản địa phương đến thị trường trong nước và quốc tế. Tinh thần nhiệt huyết của Trâm đã tạo điều kiện khuyến khích nhiều người trẻ tại địa phương khởi nghiệp và tiềm năng mở rộng nhiều loại đặc sản khác".
Khi được hỏi về những kinh nghiệm khởi nghiệp, cô gái này chia sẻ: "Trước khi khởi nghiệp cần có nền tảng, với những bạn trẻ ra ngoài hoài bão lớn thì cần xem bản thân có đủ sức vì đây là con đường cần sự bền vững, chịu khó vượt qua các khó khăn. Do đó, phải biết cân bằng các vấn đề tài chính, gắn kết nhiều mối quan hệ trong giai đoạn mới bắt đầu khởi nghiệp. Ngoài ra, có thể đồng hành cùng các nhà khởi nghiệp trẻ để có nhiều trải nghiệm thử sức và giải quyết vấn đề trước khi quyết định đi xa hơn".